Để đối phó với thời tiết nắng nóng hoặc tránh sự ồn ào,ủtrongôtômởđiềuhòaĐừngđùagiỡnvớitửthầxiaomi 12s ultra không ít người thường có thói quen ngủ trong ô tô và chủ động đóng cửa, cũng như các kính gió. Đây là thói quen cực kỳ nguy hiểm, không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mà thậm chí có thể dẫn đến những trường hợp tử vong bất ngờ do ngạt khí.
Thực tế tại Việt Nam thời gian qua đã xảy ra không ít vụ việc đáng tiếc dẫn đến chết người, mà nguyên nhân xuất phát từ thói quen kể trên. Điển hình như vụ việc ở thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão, TP.Hải Phòng hồi tháng 6.2023. Do nhà mất điện và thời tiết quá nóng, người đàn ông đưa 2 con gái vào ô tô trong garage và vô tư bật điều hòa để ngủ. Khi gia đình phát hiện, cô con gái đầu đã tử vong do ngạt khí, người bố và con gái thứ cũng rơi vào tình trạng hôn mê nhưng may mắn được cứu sống.
Hay mới đây nhất, người dân đi đường phát hiện một người đàn ông tử vong trên chiếc xe ô tô đậu bên lề QL1, đoạn qua địa bàn thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Trước đó, sau khi ăn tối tại quán ăn ven đường, người này quay lại xe và bật điều hòa rồi ngủ trên xe.
Đừng đùa giỡn với 'tử thần'
Không thể phủ nhận không gian trong ô tô là nơi lý tưởng cho việc ngủ. Tuy nhiên, việc ngủ trên xe chỉ nên áp dụng theo kiểu "chợp mắt" nhằm nghỉ ngơi lấy lại tinh thần, sức khỏe trong những trường hợp cấp thiết. Bởi không gian trong xe hơi được ví như một căn phòng hẹp và kín. Đặc biệt tiềm ẩn nguy hiểm do tồn tại nhiều loại khí độc hại.
Theo lý giải của các chuyên gia, để điều hòa có thể hoạt động, động cơ trên xe cũng sẽ phải hoạt động để duy trì nguồn cung điện. Đối với các dòng xe sử dụng động cơ đốt trong, khói xe thải ra có chứa khí carbon monoxide (CO). Đây là loại khí không màu, không mùi, được giải phóng khi nhiên liệu như than đá, gỗ, than củi, xăng dầu bị đốt cháy.
Sở dĩ khi xe di chuyển, người trên xe ít bị ảnh hưởng là bởi loại khí này dễ bị tiêu tan ngoài trời. Tuy nhiên, lại thường tích tụ lại trong những không gian kín như cabin xe. Đặc biệt, đây là khí độc hại nên chỉ cần hít một lượng nhỏ khí này, người trên xe sẽ có thể gặp nguy hiểm. Nếu ở trạng thái tỉnh táo, con người dễ dàng phản ứng với tình trạng "ngộp" khí và phản ứng bằng nhiều cách như mở cửa sổ, bật chế độ điều hòa lấy gió ngoài hay dừng xe nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi đang ngủ và rơi vào trạng thái vô thức, khả năng phản ứng bằng không dẫn tới tình trạng lịm dần và tử vong.
Bên cạnh đó, việc ở trên ô tô và bật điều hòa trong thời gian dài, dễ dẫn đến nguy cơ hết xăng. Khi đó, điều hòa đột ngột dừng hoạt động, bên trong xe hết dưỡng khí, người ngủ trong thời gian dài có thể lịm dần và tử vong.
Những hiểm họa tiềm ẩn khác
Ngoài tình trạng ngạt khí, việc ngủ trên ô tô kín và bật điều hòa còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người thường xuyên sử dụng ô tô có nguy cơ ung thư cao hơn bình thường. Nguyên nhân là bởi những vật liệu làm bằng nhựa trong xe hơi như bảng táp-lô, ốp cửa, ống dẫn khí lạnh hay dầu mỡ đều phát tiết benzen, một chất gây ung thư cực mạnh. Theo các nhà nghiên cứu, người nhiễm chất này có thể ảnh hưởng tới xương hay gây ra các bệnh thiếu máu, bạch cầu…
Được biết, mật độ benzen trong ngưỡng an toàn với con người là dưới 50 mg/4,65 m2. Tuy nhiên, với một chiếc xe đóng kín cửa, mức benzene có thể đạt ngưỡng 400 - 800 mg, gấp nhiều lần mức cho phép đặc biệt là trong diện tích hẹp hơn nhiều. Thậm chí, một chiếc xe đỗ dưới nắng nóng mặt trời có thể chứa tới 2.000 - 4.000 mg benzen.
Như vậy, việc ngủ trong xe hơi sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, thiếu máu do thời gian tiếp xúc với benzene lâu hơn bình thường. Điều này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn đối với tài xế thường xuyên đi xa và có thói quen nghỉ trưa, thậm chí qua đêm trên xe hơi.
Bên cạnh đó, còn một lý do nữa khiến nhiều người cũng khuyến cáo không nên ngủ trên ô tô trong thời gian dài. Đó là tình trạng trộm cắp, trấn lột. Việc dừng xe tại các khu vực vắng quá lâu sẽ dễ khiến tài xế trở thành "con mồi" của những băng nhóm trấn lột. Nếu gặp trường hợp này nạn nhân nhẹ thì mất ví, điện thoại, trang sức, nặng thì mất xe thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.