Remove Bg

Sáng 3/12, kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1, dùng để tuyển sinh đại học năm 2024 của Đại học Bách khoa H scratch là gì

【scratch là gì】Hơn 2.800 thí sinh đầu tiên tranh suất vào đại học năm 2024

Sáng 3/12,ơnthísinhđầutiêntranhsuấtvàođạihọcnăscratch là gì kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1, dùng để tuyển sinh đại học năm 2024 của Đại học Bách khoa Hà Nội diễn ra đồng thời tại 8 tỉnh, thành gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nam Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Đà Nẵng. Tổng số thí sinh dự thi hơn 2.800.

Trong số này, hơn một nửa tập trung tại điểm thi ở Đại học Bách khoa Hà Nội. Từ 7h sáng, dù trời khá lạnh, khoảng 16 độ C kèm mưa nhẹ, các thí sinh và người nhà tập trung chật kín sân B1 của trường.

Cấn Minh Anh, lớp 12 trường THPT Thạch Thất, huyện Thạch Thất, cùng bố rời nhà lúc hơn 5h. Với quãng đường hơn 35 km, hai bố con tới Đại học Bách khoa Hà Nội sau một tiếng đi xe máy.

Minh Anh cho biết sẽ dùng điểm thi đánh giá tư duy để xét tuyển ngành IT của trường Bách khoa. Ở những lần thi thử và làm đề, em được khoảng 70/100 điểm. Nam sinh tự tin nhất phần Toán, "hơi ngại" các câu hỏi Hóa và Sinh của phần tư duy khoa học.

Tham dự kỳ thi xét tuyển đại học sớm, Minh Anh nói "cũng hơi lo", vì chương trình trên trường mới học được quá nửa học kỳ I. Dù vậy, nam sinh nghĩ rằng nếu đạt kết quả không như ý, em vẫn có cơ hội thi lại đợt sau.

"Lần thi này chủ yếu để lấy kinh nghiệm, biết dạng đề và rèn tâm lý phòng thi", Minh Anh nói.

Thí sinh xếp hàng, đợi điểm danh trước khi vào phòng thi đánh giá tư duy, sáng 3/12. Ảnh: Thanh Hằng

Thí sinh xếp hàng, đợi điểm danh trước khi vào phòng thi đánh giá tư duy, sáng 3/12. Ảnh: Thanh Hằng

Đến từ Sơn La, Nguyễn Duy Đức, lớp 12 trường THPT Mộc Châu, cho biết do mất 5-6 tiếng di chuyển, em cùng bố về Hà Nội từ hôm qua để nghỉ ngơi một đêm.

Để chuẩn bị cho kỳ thi, Đức tham khảo đề, tài liệu ôn luyện trên các hội nhóm học sinh. Nam sinh đánh giá bài thi của Bách khoa "tương đối khó", thường đạt quanh mức 60 điểm. Đức dự kiến dùng kết quả thi tư duy để xét tuyển vào ngành Cơ khí của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Đây là năm thứ hai kỳ thi đánh giá tư duy của Bách khoa Hà Nội diễn ra trên máy tính. Cấu trúc bài thi được giữ ổn định, gồm ba phần Toán học, Đọc hiểu và Khoa học. Hình thức thi là trắc nghiệm với nhiều loại hình câu hỏi như: chọn phương án đúng, chọn câu trả lời đúng hoặc sai, điền đáp án, kéo/thả đáp án. Tổng điểm của ba bài thi là 100.

Chứng nhận kết quả thi có giá trị trong hai năm, nên kỳ thi đánh giá tư duy thu hút cả học sinh lớp 11 tham dự. Thân Hồng Anh, lớp 11 chuyên Lý, trường THPT chuyên Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, cho biết thi đánh giá tư duy sớm để thử sức, làm quen với dạng đề. Nữ sinh từng thi thử và đạt 40 điểm.

"Điểm số này không cao, nhưng do vẫn còn nhiều thời gian, nên em cũng giữ tâm lý thoải mái. Nếu kết quả tốt thì vẫn giữ lại được tới năm sau, không tốt thì coi như lấy kinh nghiệm", Hồng Anh nói.

Thí sinh điểm danh tự động bằng căn cước công dân tại kỳ thi đánh giá tư duy, sáng 3/12. Ảnh: Thanh Hằng

Thí sinh điểm danh tự động bằng căn cước công dân, sáng 3/12. Ảnh: Thanh Hằng

PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết kỳ thi đánh giá tư duy nói riêng và các phương thức xét tuyển đại học khác nói chung sẽ giữ ổn định trong năm 2024 để phù hợp với lứa học sinh cuối cùng học chương trình cũ.

Để tuyển đầu vào năm 2024, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 6 đợt thi. Theo ông Điền, ở đợt thi đầu tiên này, thí sinh nên cố gắng tập trung để tìm hiểu cấu trúc câu hỏi và cách trả lời các dạng trắc nghiệm. Nếu kết quả không như mong muốn, các em còn nhiều cơ hội trong các đợt sau.

Dù thí sinh không bị giới hạn số lần thi, ông Điền khuyến cáo các em không nên thi hai kỳ liên tiếp.

"Đề thi được thiết kế theo hướng chuẩn hóa tư duy, mà đã liên quan tới tư duy thì khó để cải thiện trong thời gian ngắn. Các em thi liên tiếp sẽ không cải thiện được nhiều", ông Điền nói. Điều thí sinh cần làm là chú ý học kiến thức nền tảng, có chiến lược làm bài phù hợp.

Trước lo ngại việc kỳ thi diễn ra sớm, khi học sinh còn chưa kết thúc chương trình học kỳ I, ảnh hưởng tới việc làm bài, ông Điền cho rằng đây không phải vấn đề. Lý do là đề thi không xoáy vào kiểm tra kiến thức đơn thuần, mà tập trung đánh giá tư duy. Ông Điền cho biết nhiều câu hỏi thậm chí đã cung cấp kiến thức, thí sinh cần dùng kiến thức đó để giải quyết yêu cầu của đề bài.

Thí sinh kiểm tra thông tin số báo danh trước khi làm bài thi đánh giá tư duy trên máy tính, sáng 3/12. Ảnh: Thanh Hằng

Thí sinh kiểm tra số báo danh trước khi làm bài thi đánh giá tư duy trên máy tính, sáng 3/12. Ảnh: Thanh Hằng

Dự kiến, 6 đợt thi đánh giá tư duy năm 2024 sẽ phục vụ 30.000 lượt thí sinh. Hơn 30 trường đại học, học viện đã đăng ký dùng kết quả kỳ thi này để xét tuyển.

Lịch 6 đợt thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội như sau:

ĐợtNgày thi
1Ngày 2 - 3/12/2023
2Ngày 20 - 21/1/2024
3Ngày 9 - 10/3/2024
4Ngày 27 - 28/4/2024
5Ngày 8 - 9/6/2024
6Ngày 15 - 16/6/2024

Kỳ thi đánh giá tư duy lần đầu được Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức năm 2020 với hình thức làm bài trên giấy. Sau một năm 2021 phải hủy do Covid-19, kỳ thi tiếp tục diễn ra trong năm 2022.

Tới 2023, kỳ thi bắt đầu được tổ chức trên máy tính, diễn ra trong ba đợt, tăng quy mô và số lượng trường công nhận kết quả. Tổng số thí sinh đăng ký dự thi là hơn 10.200 với hơn 19.200 lượt thi do có những em đăng ký tham gia 2-3 đợt. Điểm trung bình của cả ba đợt thi năm 2022 là 54/100.

Năm nay, thí sinh được điểm danh tự động bằng căn cước công dân tích hợp với hệ thống quản lý dữ liệu cá nhân trên Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư. Kỹ thuật này được Đại học Bách khoa Hà Nội áp dụng để chống việc thi hộ, gian lận thi cử. Sau đó, thí sinh tiếp tục được kiểm tra bằng máy dò kim loại, thiết bị điện tử trước khi bước vào phòng thi.

Thanh Hằng

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap