Remove Bg

Giáo viên có ít quyền hạn để giáo dục nấm rơm

【nấm rơm】Học sinh bao vây, ném dép vào cô giáo: Người trẻ lo lắng về nghiệp sư phạm

Giáo viên có ít quyền hạn để giáo dục học sinh?ọcsinhbaovâynémdépvàocôgiáoNgườitrẻlolắngvềnghiệpsưphạnấm rơm

Không dám xem hết đoạn clip về vụ việc trên, Phan Thành Tín, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết: “Là người đang theo ngành sư phạm, mình cảm thấy rất đau lòng và có chút lo lắng nếu như sau này bản thân phải đối mặt với trường hợp tương tự. Hiện nay, giáo viên dường như có ít quyền hạn trong việc giáo dục học sinh và dễ bị “bóc phốt” trên mạng xã hội nếu có biểu hiện sai phạm”.

Học sinh bao vây, ném dép vào cô giáo: Người trẻ lo lắng về nghiệp sư phạm - Ảnh 1.

Cô giáo bị dồn vào góc lớp

CHỤP MÀN HÌNH

Đã từng gặp trường hợp bị học sinh phản kháng trên lớp, Trần Lê Khang (22 tuổi), giáo viên một trường THCS - THPT ở Q.Bình Tân, TP.HCM, chia sẻ: “Hôm đó, lúc khảo bài như thường ngày thì có một học sinh không thuộc mà hỏi lại cũng im lặng nên mình bỏ qua để tiếp tục công việc. Sau đó, bạn hét lớn: “Tại sao thầy gây áp lực cho em?” rồi đứng dậy lao về phía mình, khiến cả lớp phải ngăn lại”.

Thầy Khang kể dù cảm thấy sợ nhưng buộc phải tìm hướng giải quyết nhanh chóng để vừa bảo vệ bản thân, vừa đảm bảo học sinh kia không phải hối hận vì hành xử bồng bột. 

“Mình dẫn học sinh này ra hành lang để bình tĩnh nói chuyện mới biết bạn gặp áp lực bài vở. Vì sợ bị trách phạt và nghĩ giáo viên đang dồn vào bước đường cùng mới có hành động trên. Sau đó, mình giảng giải cho bạn hiểu thì vấn đề đã lắng xuống”, giáo viên này cho hay.

Học sinh bao vây, ném dép vào cô giáo: Người trẻ lo lắng về nghiệp sư phạm - Ảnh 2.

Vụ việc gây tranh cãi về vấn đề "tôn sư trọng đạo"

CHỤP MÀN HÌNH

Là giáo viên trẻ tại Trường THCS Nguyễn Văn Nghi (Q.Gò Vấp, TP.HCM), Phạm Thị Bích Lộc (23 tuổi), cho biết khi gặp trường hợp học sinh có hành xử quá mức, sẽ chọn cách đàm phán riêng để không ảnh hưởng đến lớp. 

"Lớp có một học sinh khó kiểm soát được cảm xúc nên dễ nổi nóng và khi có hành vi kích động thì mình thường im lặng để bạn giải tỏa. Sau đó, sẽ từ tốn nói chuyện riêng để bạn hiểu giáo viên không gây áp lực và xử phạt nếu biết nhận lỗi", Lộc cho hay.

Nói về vụ việc gây tranh cãi vừa rồi, Lộc nêu quan điểm rằng nhà trường có cách giải quyết khá êm đềm, có thể vì chịu sức ép từ phụ huynh, học sinh và dư luận. “Rất khó để can thiệp vào vụ việc, nhưng nhà trường có thể phòng tránh trường hợp tương tự xảy ra bằng nhiều hoạt động để học sinh cùng tham gia với giáo viên. Từ đó, học sinh sẽ hiểu tầm quan trọng của người dạy và có cách cư xử đúng mực, thay vì chỉ là những bảng nội quy khô cứng”, nữ giáo viên này cho hay.

“Tiên học lễ, hậu học văn” luôn đúng

Theo tiến sĩ tâm lý học Nguyễn Hữu Long, giảng viên Trường ĐH Mở TP.HCM, vụ việc này là lời cảnh tỉnh trong công tác giáo dục đạo đức và rèn luyện văn hóa giao tiếp cho học sinh. Đặc biệt, việc này không chỉ đến từ nhà trường mà quan trọng nhất là gia đình.

Học sinh bao vây, ném dép vào cô giáo: Người trẻ lo lắng về nghiệp sư phạm - Ảnh 3.

Văn hóa học đường là sự chung tay của nhiều lực lượng

VĂN TÂY

“Giáo dục gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những nét tính cách, giá trị sống cao đẹp cho học sinh. Trách nhiệm chính của nhà trường là cung cấp tri thức cho học sinh, theo đó là giáo dục đạo đức, lễ nghĩa thông qua nhiều biện pháp khác nhau. Muốn môi trường giáo dục lành mạnh cần có sự chung tay của nhiều lực lượng, trong đó phụ huynh đóng vai trò không hề nhỏ cho việc xây dựng văn hóa trường học”, tiến sĩ Hữu Long cho hay.

Nói thêm về những ứng xử trong vụ việc vừa rồi, tiến sĩ cho biết cách giải quyết quan trọng nhất vẫn nằm ở giáo viên, vì những lúc như thế này mới thể hiện rõ năng lực, kỹ năng giao tiếp sư phạm. 

“Điều quan trọng là giáo viên nên học cách kiểm soát cảm xúc, định hình bản thân và hoạt động nghề nghiệp để phân định mối quan hệ xã hội giữa mình với phụ huynh, học sinh hoặc trong những tình huống có vấn đề xảy ra trong môi trường học đường để có cách giải quyết, ứng xử phù hợp hơn”, tiến sĩ Hữu Long chia sẻ.

Học sinh bao vây, ném dép vào cô giáo: Người trẻ lo lắng về nghiệp sư phạm - Ảnh 4.

Phụ huynh, nhà trường và giáo viên cần quan tâm nhiều đến tâm sinh lý thay đổi của học sinh

VĂN TÂY

Là người thầy tạo thiện cảm và có mối quan hệ gắn bó với nhiều thế hệ học sinh qua các năm học, giáo viên Nguyễn Văn Tây (33 tuổi), Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến (tỉnh Bình Dương), cho biết: “Kiến thức môn dạy tuy khô khan nhưng tôi thường lồng ghép sự mới mẻ, đầu tư vào bài giảng để không mang đến sự mệt mỏi cho học sinh. Nếu giáo viên bỏ qua những tâm tư và tạo môi trường ít hứng thú, học sinh sẽ có thiện cảm không tốt. Do đó, bản lĩnh chuyên môn phải vững và tạo sự gắn kết sẽ khiến các em tôn trọng giáo viên”.

Ngoài ra, thầy giáo này còn cho mỗi học sinh làm lớp trưởng một tuần để luyện tập khả năng lãnh đạo, bày tỏ ý kiến, tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa để kết nối tập thể và tăng tình cảm với giáo viên.

“Quan niệm “tiên học lễ, hậu học văn” luôn đúng trong giáo dục, việc học lễ tuy nhỏ nhưng lại quyết định sự thành công của một người. Cả giáo viên và học sinh đều là những người thợ xây ở hai đầu cầu, nếu không hiểu nhau thì thành quả sẽ không được liền mạch và gây ra nhiều hệ lụy”, giáo viên này cho hay.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap