Remove Bg

BỎ BUÔN BÁN VÌ Ế ẨMChợ cũPhường Đ&o collagen peptide

【collagen peptide】Chợ chậm tiến độ nhiều năm vì chủ thầu lãnh án

BỎ BUÔN BÁN VÌ Ế ẨM

Chợ cũ Phường Đông (xã Đại Phong,ợchậmtiếnđộnhiềunămvìchủthầulãnhácollagen peptide H.Đại Lộc, Quảng Nam) xuống cấp nghiêm trọng, UBND H.Đại Lộc có quyết định đầu tư xây dựng chợ mới trên phần diện tích khoảng 3 ha. Để có mặt bằng xây dựng chợ, UBND xã Đại Phong vận động các tiểu thương đến khu chợ tạm (cách đó khoảng 1 km) được bố trí từ quỹ đất công vốn được quy hoạch làm sân thể thao của xã để buôn bán. Tháng 10.2020, dự án nâng cấp chợ Phường Đông được triển khai với kinh phí gần 5,9 tỉ đồng. Dự án do UBND xã Đại Phong chủ đầu tư; đơn vị thi công là Công ty CP tư vấn và kỹ thuật xây dựng Đại Bình An (Công ty Đại Bình An); thời gian xây dựng 12 tháng.

Từ đơn thư bạn đọc: Chợ chậm tiến độ nhiều năm vì chủ thầu lãnh án - Ảnh 1.

Chợ mới Phường Đông đã hoàn thành chờ ngày đưa vào hoạt động

MẠNH CƯỜNG

Thế nhưng, đã hơn 3 năm kể từ ngày di dời ra khu chợ tạm, các tiểu thương ở chợ Phường Đông vẫn chưa thể quay trở lại chợ mới, khiến việc buôn bán gặp nhiều khó khăn. Nhiều tiểu thương đang rất mong được sớm bố trí kinh doanh ổn định ở chợ mới. Theo các tiểu thương, khi chính quyền có chủ trương nâng cấp, xây dựng chợ mới các tiểu thương đều ủng hộ để di dời đến chợ tạm. Biết là ở vị trí mới trái đường, việc buôn bán sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng tất cả đều động viên nhau, chờ ngày chợ mới hoàn thành để được vào buôn bán ổn định. Dự kiến, chợ xây dựng trong vòng 1 năm nhưng đến nay đã kéo dài hơn 3 năm. "Không chịu nổi cảnh buôn bán ế ẩm tại chợ tạm, nhiều tiểu thương chấp nhận đi nơi khác buôn bán hoặc chuyển nghề. Hiện có tới 30% tiểu thương không còn buôn bán ở chợ Phường Đông nữa", bà N.T.B (55 tuổi, ở xã Đại Phong) nói.

Theo bà B., mặt bằng khu chợ tạm nằm thấp hơn so với mặt đường nên mỗi lần mưa xuống, khu chợ lầy lội bùn, ô nhiễm môi trường. Khi trời đổ mưa thì chợ gần như vắng tanh. "Đáng nói nhất là tình trạng ăn cắp vặt, do không có ban quản lý chợ tạm nên thỉnh thoảng chúng tôi lại bị phá tủ, mất đồ. Hiện tất cả các hạng mục chợ mới đã hoàn thành rất khang trang, nhưng không hiểu lý do vì sao mà đến nay chưa thể đưa vào hoạt động. Tiểu thương đã chờ đợi hơn 3 năm nay rồi, không biết giờ phải chờ đến lúc nào nữa", bà B. ngao ngán cho biết.

SẼ ĐƯA VÀO HOẠT ĐỘNG

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trần Văn Hòa, Chủ tịch UBND xã Đại Phong, cho biết sau khi có chủ trương, địa phương đã nhanh chóng hoàn thành các thủ tục để thi công chợ mới. Nhưng khi đang quá trình triển khai xây dựng thì ban giám đốc của đơn vị thi công là Công ty Đại Bình An lãnh án tù vì vướng vụ án gian lận trong đấu thầu một dự án khác, khiến chợ mới Phường Đông tạm dừng thi công gần 1 năm.

Từ đơn thư bạn đọc: Chợ chậm tiến độ nhiều năm vì chủ thầu lãnh án - Ảnh 2.

Các hạng mục chợ mới đã hoàn thành nhưng chưa thể hoạt động

MẠNH CƯỜNG

Theo ông Hòa, để tránh kéo dài thời gian thi công dự án, UBND xã Đại Phong đã tham mưu lãnh đạo huyện, mời một đơn vị kiểm toán độc lập và các đơn vị liên quan tiến hành thống kê, chốt khối lượng thi công để chấm dứt hợp đồng với Công ty Đại Bình An, bàn giao cho đơn vị thi công mới tiếp tục xây dựng phần còn lại. Tuy nhiên, việc chấm dứt hợp đồng phải mất thêm một thời gian. "Đơn vị thi công mới đã hoàn thành như đúng kế hoạch đề ra. Dự kiến sẽ khánh thành đưa chợ vào hoạt động dịp 30.4 và 1.5.2023, nhưng do chưa có hệ thống phòng cháy chữa cháy nên cơ quan chức năng chưa nghiệm thu, nên lại kéo dài thêm. Đến cuối tháng 8 vừa qua, chợ mới hoàn thành xong tất cả các hạng mục theo quy định", ông Hòa nói.

Ông Trần Văn Hòa cũng cho biết đến nay đã hoàn thành công tác nghiệm thu chợ, UBND huyện cũng đã phê duyệt phương án để tổ chức đấu giá cho thuê mặt bằng kinh doanh và vận hành. Xã cũng đã mời đơn vị đấu giá độc lập về tổ chức đấu giá. Dự kiến cuối tháng 11 này sẽ hoàn thành việc đấu giá để đưa chợ mới vào hoạt động, phục vụ việc buôn bán. 

Cuối tháng 5.2023, TAND tỉnh Quảng Nam đã đưa vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng ra xét xử sơ thẩm. Đây là vụ án liên quan đến 3 công trình khác nhau ở H.Thăng Bình và TP.Hội An (Quảng Nam). Trong đó, Trần Thanh Dũng, Phó giám đốc Công ty Đại Bình An, có vai trò chủ chốt, được xác định đã gây thiệt hại của nhà nước hơn 365 triệu đồng, bị phạt 27 tháng tù; Tô Văn Thanh, Giám đốc Công ty Đại Bình An, gây thiệt hại hơn 244 triệu đồng, bị xử phạt tù 10 tháng 16 ngày.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap