Từ truyền thuyết Hòn vọng phu
“Hòn vọng phu” có nghĩa là “Đá trông chồng” xuất phát từ một chuyện cổ tích (nhiều dị bản) lưu truyền trong dân gian: có 2 anh em ruột,ệncatrongnhạcViệtTrườngcaHònvọ
ti le da banh thuở ấu thơ vẫn chơi đùa, chăm sóc nhau khi cha mẹ đi làm. Một hôm, người anh vô ý (vì chặt củi, hoặc róc mía) làm con dao văng vào đầu em gái khiến máu tuôn xối xả... Ngỡ mình vô tình giết chết em, người anh bỏ làng trốn đi. Trải qua bao biến thiên, nơi xứ lạ, người anh cưới vợ, sinh con... Một hôm, chải tóc cho vợ, chàng phát hiện vết sẹo trên đầu nàng. Hỏi ra, chàng mới biết rằng đã cưới nhầm em gái mình. Từ đó, chàng lẳng lặng từ bỏ vợ con ra đi (đi lính/đi biển...) mãi không trở lại. Người vợ ở nhà nhớ thương chồng. Hằng ngày, nàng bồng con lên núi đứng nhìn về phương xa, chờ chồng. Chờ mãi, rồi tuyệt vọng và kiệt sức, nàng hóa thành đá đứng ôm con giữa trời mây...Trải dài trên đất nước Việt Nam, có nhiều địa danh mang tên Hòn vọng phu hoặc Mẹ bồng con như núi Tô Thị (Lạng Sơn), núi Bà (Bình Định), núi M’Drắk (Đắk Lắk), núi Nhồi (Thanh Hóa), đèo Mẹ Bồng Con (Đồng Nai)...
Nhạc sĩ Lê Thương Ảnh: Tư liệu |
Đến trường ca Hòn vọng phu
Lê Thương (1914 - 1996) là một trong những nhạc sĩ tiên phong của nền tân nhạc Việt Nam. Ông viết trường ca Hòn vọng phu trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt (Việt - Pháp - Nhật), nên lấy cảm hứng từ câu chuyện chàng chinh phu từ giã vợ con lên đường chống giặc và 3 bản nhạc được ông viết từ năm 1943 - 1947 tại Bến Tre. Giai đoạn này, tân nhạc hãy còn rất mới mẻ, non trẻ nhưng nhạc sĩ Lê Thương đã kết hợp rất tài tình những giai điệu của âm nhạc hiện đại Tây phương với những âm giai ngũ cung của nhạc cổ truyền Việt Nam.Ở Hòn vọng phu 1 - Đoàn người ra đi (1943), Lê Thương lấy cảm hứng từ thi phẩm Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm dịch) với hình ảnh đoàn quân trẩy đi trùng điệp, trống chiêng giục giã, ngựa hí vang trời, cờ bay phất phới... cùng với những địa danh Thiên San, Man Khê, Tiêu Tương... từ trong Chinh phụ ngâm được lồng vào bài ca một cách tự nhiên mà hào hùng. Đoạn kết bài hát nói tới người vợ ở nhà ngày ngày ôm con chờ chồng, để rồi chờ mãi tới hóa đá: “Người không rời khỏi kiếp gian nan/Người biến thành tượng đá ôm con...”. Hơi nhạc vẫn lướt đi trong nét đẹp bi tráng.Ngược lại, ở phần 2 - Ai xuôi vạn lý (1946), Lê Thương lại soạn theo âm hưởng của những bài sấm kinh của Phật giáo Hòa Hảo. Thật kỳ lạ và thú vị, Lê Thương vốn là một tu sĩ Công giáo hoàn tục. Ông sinh ra ở Hà Nội, sáng tác nhạc ở Hải Phòng và vào Nam từ năm 1941. Trước khi định cư ở Sài Gòn, ông có một thời gian tá túc trong nhà của một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Hóa (Bến Tre). Những bài tụng kinh của gia chủ đã thấm vào nhạc sĩ để rồi ông phát tiết trong ca khúc Ai xuôi vạn lý. Vẫn cảnh mẹ con người đàn bà hóa đá chờ chồng nhưng ngày càng gợi nỗi bi thương, ngùi ngẫm. Thời gian bằng bẵng trôi đi, người vợ chờ đợi mãi vẫn không thấy chồng trở về. Chiều nào nàng cũng bồng con ra ngóng tin chồng trong tuyệt vọng. Cỏ cây, hoa lá, sông núi, nước non… đều thương cảm cho nàng, đều giúp nàng ngóng tìm chồng. Ngóng trông mãi, đến lúc tất cả đều khuyên nàng đừng chờ đợi nữa, hãy “trở về chớ đừng để xuân tàn”. Thế nhưng, nàng vẫn chờ mãi nơi ấy. Nước mưa, bụi thời gian tuôn xối xả lên nàng, “thấm vào đến tận tâm hồn đứa con”... Có một chi tiết khá thú vị, Lê Thương viết ca khúc này vào năm 1946 (Bính Tuất) - có lẽ quá thương cảm cho số phận của người vợ mà ông đặt bút, tiên đoán 2 năm nữa - 1948 (Mậu Tý) thì người chồng sẽ trở về: “Có con chim nhỏ bé, dám nhắc câu sấm thề: Cuối thu năm Mậu Tý, tướng quân mang kiếm về...”. Năm 1947, Lê Thương kết thúc bộ tổ hợp liên khúc bằng Hòn vọng phu 3 (còn gọi là Người chinh phu về). Đó là hình ảnh người chinh phu cưỡi ngựa trở về trong hối hả “...dưới tà huy, đếm nhịp đi, với ngựa phi... Nhớ cố hương lưu luyến tấc lòng mau dồn chân/Vết bước đi trên phiến đá mòn còn in dấu/Từ bóng cây ngôi mộ bên đường/Từ mái tranh bên đình trong làng/Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống/Bao mối thương vang động trong lòng...”, mong được gặp lại vợ con nhưng cuộc trở về đã quá muộn màng, ai oán. Cái hay của Lê Thương là ông không chỉ thể hiện được tình cảm của các nhân vật mà còn phổ cho những vật vô tri, tầm thường cũng chia sẻ những diễn biến tâm lý cùng với tâm trạng nhân vật: “Núi đá kinh hoàng nhắc câu sấm thề/Hỡi người chinh phu, anh hùng non sông/Trao người con quý cho người trông nom/Thiếp xin lỗi thề...”; hoặc “Núi đá thu rêu lấp đã mờ bao nghìn xưa/Thấy đứa con xanh ngắt tới hồn còn trông đó/Cầm chiếc gươm chinh phụ di truyền/Chàng bế con trao lại gươm bền/Rồi chỉ vào sơn hà biến cố/Trao nó đi gây lại cơ đồ...”.Hơn 70 năm đã trôi qua kể từ khi 3 bản nhạc Hòn vọng phu xuất hiện trên vòm trời âm nhạc Việt Nam, song 3 ngôi sao ấy vẫn ngày càng lấp lánh...