Chiều 23/10,ânsáchdànhtỷđồngchocảicáchtiềnlươtopcv Chính phủ báo cáo Quốc hội dự toán ngân sách 2023-2024, kế hoạch tài chính - ngân sách 3 năm (2024-2026).
Từ 1/7/2024, Chính phủ sẽ thực hiện chính sách cải cách tiền lương khu vực công theo Nghị quyết 27 Trung ương. Lương tối thiểu vùng, chính sách tiền lương với khu vực doanh nghiệp cũng sẽ được điều chỉnh.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định "đủ nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương", với dự kiến thu - chi năm 2024, cùng việc sử dụng một phần nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Cụ thể, đến hết 2022, tổng ngân sách trung ương và tích lũy của địa phương cho cải cách tiền lương trong 3 năm tới là hơn 430.000 tỷ đồng. Cón số này tăng lên 486.000 tỷ đồng vào cuối 2023, trong đó 23% là ngân sách trung ương.
Riêng năm 2024, theo Bộ trưởng Tài chính, dự toán tổng chi ngân sách (chi thường xuyên, đầu tư phát triển, lương...) là trên 2,1 triệu tỷ đồng, tăng 24.100 tỷ so với 2023. Số tổng chi gần 2,12 triệu tỷ đồng, nếu tính cả 19.000 tỷ đồng số thu chuyển nguồn cải cách tiền lương còn dư sang bố trí dự toán 2024 của một số địa phương để điều chỉnh lương cơ sở 1,8 triệu đồng một tháng.
Trong số này, tiền dự toán chi cho cải cách tiền lương năm 2024 là 55.400 tỷ đồng, trong đó 48.000-49.000 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, còn lại là địa phương.
Năm 2024, dự toán thu ngân sách khoảng 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 5% so với 2023. Tỷ lệ huy động vào ngân sách đạt 15,3% GDP. Dự toán này, theo Bộ trưởng Tài chính, đã dự tính khoản giảm thu từ việc giảm tiếp thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu và giảm 2% thuế VAT đến nửa đầu năm sau. "Mức dự toán này là tích cực trong bối cảnh tình hình kinh tế, xã hội trong và ngoài nước tiềm ẩn nhiều rủi ro", ông Phớc nhìn nhận.
Tại phiên khai mạc sáng 23/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cho biết, Chính phủ đã thúc đẩy tăng thu, tiết kiệm chi, trích lập quỹ tiền lương 560.000 tỷ đồng, đủ nguồn cải cách tiền lương trong 3 năm (2024-2026).
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Lê Quang Mạnh lưu ý, Chính phủ cần đánh giá, so sánh tổng thể chính sách cải cách tiền lương và cân đối nguồn lực thực hiện trong 2024-2026 và dự báo tới 2030.
"Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về tăng thu ngân sách bền vững, để đảm bảo nguồn lực, lộ trình cải cách tiền lương tới 2030", Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách nêu.
Mặt khác, cải cách tiền lương cần thực hiện đồng bộ với tăng lương cơ sở, đổi mới sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế để đảm bảo tính khả thi, lâu dài theo lộ trình Nghị quyết 27.
Ủy ban Tài chính ngân sách cũng nhất trí phương án điều chỉnh phù hợp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh gắn với lương cơ sở từ 1/7/2014. Tuy nhiên, các cơ quan, đơn vị hành chính đang quản lý tài chính, thu nhập đặc thù, Ủy ban Tài chính ngân sách đề nghỉ, chỉ kéo dài tới hết 30/6/2024. Sau thời gian này, thực hiện quy định theo lộ trình cải cách tiền lương chung.
Cũng theo Bộ trưởng Tài chính, năm 2024 Chính phủ trình Quốc hội xem xét giảm tiếp 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn và giảm tiếp 2% thuế VAT tới hết tháng 6/2024. Đồng tình kéo dài chính sách tài khóa này, song Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách đề nghị Chính phủ có tờ trình riêng, theo đúng trình tự thủ tục quy định.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đề xuất chi 9.653 tỷ đồng thanh toán tiền bù giá bao tiêu sản phẩm cho Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn. Song Ủy ban Tài chính ngân sách đề nghị Chính phủ xác định rõ khoản bù giá này, chịu trách nhiệm về tính chính xác và đúng quy định về xử lý bù giá. Bởi, theo báo cáo của Kiểm toán nhà nước, Tập đoàn Dầu khí Việt nam (PVN) chưa thuyết minh dự toán thu ngân sách trung ương năm 2024 từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích các quỹ để làm căn cứ xác định dự toán nội dung bù giá cho dự án này.