Đầu tiên bà cảm thấy ngứa ở một nốt ruồi và gãi,ừmộtnốtruồibịngứatưởngkhôngsaoaingờsauđólàungthưsumo bbq nhưng khi nó bắt đầu chảy máu, bà nghi ngờ có điều gì đó nguy hiểm.
Bà đã đi khám nhưng các bác sĩ cho là dây áo ngực cọ xát, và hẹn bà tái khám vào 3 tháng sau.
Nhưng tình trạng ngứa vẫn kéo dài và nốt ruồi ngày càng đậm màu.
Khi đi tái khám, bà đã yêu cầu làm sinh thiết.
Quả đúng như bà lo lắng, các bác sĩ đã tìm thấy một lớp ung thư da mỏng, giai đoạn 1B, và họ đã loại bỏ, theo tờ Mirror.
Kết quả kiểm tra cho thấy ung thư chưa lan rộng và bà Michelle hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, bà vẫn yêu cầu phẫu thuật hạch bạch huyết để đề phòng. Chính tại đây, các bác sĩ đã phát hiện ra một khối ung thư cực nhỏ - gọi là di căn vi mô - không được phát hiện khi chụp phim do kích thước quá nhỏ. Hóa ra bà bị ung thư hắc tố - một loại ung thư da, đã ở giai đoạn 3.
Di căn vi mô này cũng đã được loại bỏ, nhưng không có phương pháp điều trị nào vào thời điểm đó, các bác sĩ không thể làm gì khác.
Bà Michelle phải chụp CT 6 tháng một lần và siêu âm vùng nách 6 tháng một lần. Kết quả đều không phát hiện thấy ung thư.
Cho đến 1 năm sau, sức khỏe của bà Michelle trở nên quá tệ. Bà cảm thấy rất khó chịu.
Một buổi tối, khi đang tắm, bà đột nhiên cảm thấy một cục u nhỏ bằng hạt đậu xanh ở xương chậu. Sáng hôm sau, bà kiểm tra lại, và thấy thêm 3 cục u nữa - ở lưng, xương sườn và xương chậu. Đến chiều bà đi khám ngay, lúc này đã tăng lên 7 cục u.
"Thật kinh khủng! Bác sĩ mặt tái mét nhìn tôi, cho hay đã đến giai đoạn 4", bà Michelle nhớ lại.
Bà bị ung thư da ác tính giai đoạn cuối, số khối u tăng gấp đôi sau mỗi 2 giờ, theo Mirror.
Nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của bà đã thành sự thật: Căn bệnh ung thư giết người ngủ yên trong hệ thống bạch huyết, đã nhân lên và xâm nhập vào máu, lan ra khắp cơ thể bà.
Vài ngày sau, bà phải nhập viện vì chụp X-quang ngực cho thấy khối u đã lấp đầy cả hai phổi khiến bà không thể thở bình thường.
Rồi thêm 5 khối u ở não. Các khối u quấn quanh thận, lá lách, trong bụng, xương chậu và bả vai. Khắp nơi, toàn bộ ngực, bụng, lưng, mặt và cổ của bà nổi đầy những cục u rất đau - chỉ trong vòng 1 tuần, bà nhớ lại, theo Mirror.
May mắn thay, lúc này bà đã có thể được điều trị bằng một phương pháp mới - liệu pháp miễn dịch, ngăn chặn hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào ung thư.
Hiện bệnh tình của bà Michelle đã thuyên giảm, nhưng bà vẫn không ngớt lo sợ ung thư quay trở lại.
Cách nhận biết nốt ruồi là ung thư
Theo trang tin sức khỏe Healthline, hầu hết các nốt ruồi đều bình thường và thường là vô hại. Nhưng nốt ruồi ngứa, cùng với những thay đổi khác, có thể là dấu hiệu của ung thư da.
Nốt ruồi có thể cọ xát vào quần áo và bị kích ứng. Kích ứng này cũng có thể gây ngứa.
Tuy nhiên, nốt ruồi đóng vảy, chảy máu và ngứa có thể là u ác tính
Người có nhiều nốt ruồi, đặc biệt là hơn 50 cái, có nguy cơ mắc khối u ác tính cao hơn.
Nốt ruồi ngứa có thể là dấu hiệu của khối u ác tính: Nhưng ngứa một mình không có nghĩa là ung thư. Cần xem xét các triệu chứng khác đi kèm với ngứa. Hãy để ý những dấu hiệu này ở nốt ruồi: Chảy máu, rỉ dịch, đóng vảy, đau, trở nên cứng, theo Healthline.
Các dấu hiệu khác cho thấy nốt ruồi có thể là khối u ác tính:
Bất đối xứng:Hai nửa nốt ruồi không đều nhau.
Đường viền không đều:Nốt ruồi có đường viền không đều hoặc bị rách.
Màu sắc khác thường:Có 2 màu khác nhau trở lên
Đường kính lớn:Lớn hơn 6mm (khoảng bằng cục tẩy ở đầu bút chì).
To ra, nhô lên:Nốt ruồi bỗng thay đổi kích thước, hình dạng, màu sắc hoặc nhô lên.
Cần phải cảnh giác với bất kỳ thay đổi nào của nốt ruồi, kể cả ngứa và nên đi khám ngay. Ung thư, nếu được chẩn đoán càng sớm thì càng có nhiều cơ hội chữa trị thành công.