Khởi nghiệp lúc chuẩn bị... làm đám cướiXuất hiện trong diễn đàn
Đường tới thành công - Phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh trong kỷ nguyên số do WISE (Sáng kiến hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh) tổ chức sáng nay,áycướichânváybútchìvànhữngbímậtkhởinghiệpchưakểcủ
ketqua so xo 12.12 tại TP.HCM, chị Thái Vân Linh, nữ giám khảo được yêu thích trong chương trình truyền hình thực tế khởi nghiệp Shark Tank, được hàng trăm chị em phụ nữ yêu thích kinh doanh chào đón.
Nữ giám đốc vận hành và chiến lược VinaCapital; nhà sáng lập, giám đốc thương hiệu thời trang Rita Phil chia sẻ, dù đang đảm trách nhiều vai trò khác nhau, nhưng để nói công việc nào chị yêu thích hơn cả thì khó vô cùng, bởi mỗi một công việc, dự án là một đứa con tinh thần của mình.“Tôi yêu thích khởi nghiệp để sáng tạo ra những giá trị, làm cho cuộc sống tốt hơn, nhưng chưa đủ dũng cảm. Tôi tốt nghiệp đại học và đi làm ở nhiều công ty, lúc tôi chuẩn bị làm đám cưới, tôi quyết định sẽ khởi nghiệp, vì không phải bây giờ thì sẽ là lúc nào đây! Từ quá trình đi chọn váy cưới cho chính mình, tôi nghĩ đến start-up với váy cưới, khi mà mỗi cô dâu sẽ tự thiết kế cho mình mẫu riêng biệt, tự chọn vải, tự chọn ren… Sau này, có lúc tôi nghĩ mình khởi nghiệp với thời trang có sai lầm không, vì trước giờ tôi không mấy quan tâm thời trang. Tôi bắt đầu tìm hiểu các loại vải, ren, tính chất các loại vải từ đầu”.
Mọi người đều rất ấn tượng với phần chia sẻ của Shark Linh Thúy Hằng |
Và những sai lầm Sau một năm hoạt động, doanh thu từ váy cưới thiết kế không cao, chị Linh chuyển sang sản xuất thời trang nói chung. Thương hiệu chân váy bút chì Rita Phil hôm nay là bước chuyển mình thứ 3. Shark Linh cho biết, ý tưởng này đến từ việc chị mong muốn nhân viên văn phòng, những nữ doanh nhân dù số đo vòng 2 và vòng 3 ra sao đều có thể mặc loại chân váy này để có cảm giác chân dài hơn. Hiện 90% khách hàng của Rita Phil đến từ thị trường Mỹ.“Sau này, khi mà tôi biết tại Mỹ có một doanh nghiệp váy cưới cô dâu thiết kế như ý tưởng của tôi ban đầu và họ đã thành công, tôi cũng có đôi chút tự ái và giận mình. Tôi có những sai lầm trong quá trình hoạt động doanh nghiệp start-up của mình, ví dụ như thời điểm ban đầu vì ít vốn, chúng tôi chỉ mời được các bạn thực tập sinh, sinh viên mới ra trường về làm nhưng kinh nghiệm của các bạn ít. Trong khi doanh nghiệp tại Mỹ kia họ đã có nền tảng vốn rất lớn, ngay từ đầu đã mời gọi được những nhân viên rất giỏi, giàu năng lực. Một sai lầm khác- quan trọng nhất của một nhà sáng lập, một CEO- đó là tầm nhìn: mình muốn gì, mục tiêu của mình là gì trong 5 năm, 10 năm tới, khi đã có sản phẩm rồi thì mình sẽ cạnh tranh với ai? Thời điểm đó, tôi chỉ nghĩ là người ta quan tâm áo cưới, tôi cung cấp cho họ váy cưới mà thôi”, Shark Linh bộc bạch.Chị Linh cũng nhắn gửi tới các bạn trẻ, đó là thay vì chi tiền cho một khóa học nào đó để có thêm kiến thức về lĩnh vực bất kỳ, bạn trẻ nên xin đi làm trong một công ty nào đó, như vậy vừa được trả tiền, lại có nhiều kiến thức hữu ích.Đồng thời, khi khởi nghiệp đừng quan tâm đến chuyện có người yêu thích mình và người ghét mình. “Sai lầm của tôi là muốn ai cũng yêu thích mình, trong khi chuyện yêu - ghét vốn dĩ là rất bình thường trên đời”, Shark Linh dí dỏm.
Tiết kiệm được hơn 49.000 USD chỉ với một chữ i Diễn đàn sáng nay cũng sôi nổi với những câu chuyện hậu trường thú vị của các nhà khởi nghiệp khác. Chị Lâm Thúy Hà, đồng sáng lập Triip.me cho hay, ban đầu công ty muốn lấy tên là Trip.me (chỉ có 1 chữ i), tuy nhiên mức giá mua tên này là 50.000 đô la Mỹ. Vì vốn ít, chị Hà quyết định thêm một chữ i, trở thành Triip.me, giá này chỉ có 12 USD. “Về sau, chúng tôi nghĩ rằng, Triip.me là cái tên rất hay, hai chữ i đứng cạnh nhau, về mặt hình ảnh, giống như mỗi du khách và một người bản địa song hành cùng nhau. Hiện nay rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp du lịch cũng lấy tên bắt đầu bằng chữ Triip, chúng tôi không lo gì cạnh tranh, bởi tin vào năng lực thực tế của mình. Chúng tôi vui vì những giá trị mà Triip.me đã và đang làm được, được nhiều người quan tâm”, chị Lâm Thúy Hà chia sẻ. |